Địa lý Seattle

Toàn cảnh Seattle nhìn từ Space Needle: một cái nhìn gần 360 độ bao gồm (từ trái sang) Vịnh Puget, Queen Anne Hill, Lake Union, Capitol Hill, trung tâm thành phố Seattle, Elliott Bay, và West Seattle.

Với tổng diện tích 83,9 dặm vuông, Seattle nằm ở 47,37 vĩ độ Bắc và 122,20 kinh độ Tây. Địa hình chính là đồi núi, Seattle nằm trên bảy ngọn đồi là Capitol Hill, First Hill, West Seattle, Beacon Hill, Magnolia, Denny Hill và Queen Anne. Kitsap và bán đảo Olympic cùng với những ngọn núi Olympic nằm ở phía Tây của Vịnh Puget, trong khi dãy Cascade và Lake Sammamish nằm về phía đông hồ Washington. Các khu rừng xanh tươi tốt và nhiều cơ quan nước đã cung cấp kế sinh nhai cho nhiều cộng đồng hái lượm và săn bắn.

Địa hình

Trung tâm Seattle được bao bọc bởi Vịnh Elliot (phía dưới bên trái), hạ Broadway (từ phía trên trái đến phía trên bên phải), Yesler Way (phía dưới phải) và Denny Way (vùng bị che bởi mây)

Seattle nằm giữa Vịnh Puget (là một vịnh nhỏ, được xem là cánh tay phải của Thái Bình Dương) về phía tây, và hồ Washington về phía đông. Cảng chính của thành phố, Elliott Bay, là lối vào của Vịnh Puget. Ở phía Tây, bên kia Vịnh Puget là bán đảo Kitsap, dãy núi Olympic trên bán đảo Olympic; ở phía Đông, có hồ Washington, vùng ngoại ô, hồ Sammamish và dãy Cascade.

Biển, sông, rừng, hồ, và các cánh đồng xung quanh Seattle đã hỗ trợ cho các hoạt động xã hội. Khu vực xung quanh cũng có địa hình rất thích hợp cho việc chèo thuyền, trượt tuyết, đi xe đạp, cắm trại, đi bộ đường dài,...[39][40]

Thành phố năm ngay tại khu vực đồi núi, mặc dù không được đồng đều cho lắm.[41] Giống như Roma, thành phố được cho là nằm trên bảy ngọn đồi, bao gồm đồi Capitol, đồi First, West Seattle, đồi Beacon, Queen Anne, Magnolia, và Denny. Nhiều khu vực đồi núi nằm gần trung tâm thành phố, tạo thành một sống núi dọc theo một eo đất giữa Vịnh Elliott và Hồ Washington.[42] Vết nứt trong các sóng núi giữa đồi First và đồi Beacon là nhân tạo, kết quả của việc hai trong số nhiều dự án định hình lại trung tâm thành phố.[43] Địa hình ở trung tâm thành phố cũng đã được thay đổi bởi việc xây dựng một bờ đê và đảo nhân tạo Harbor (hoàn thành năm 1909) ở cửa công nghiệp Duwamish Waterway. Điểm cao nhất trong giới hạn thành phố nằm ở West Seattle, nằm gần Đại lộ Tây Nam thứ 35 và SW Myrtle St. Các ngọn đồi đáng chú ý khác bao gồm Crown Hill, View Ridge/Wedgwood/Bryant, Maple Leaf, Phinney Ridge, Mt. Baker Ridge, Highlands/Carkeek/Bitterlake.

Những con thuyền đậu ở Hồ Union để chuẩn bị cho pháo hoa mừng Quốc khánh

Ở phía Bắc trung tâm thành phố, kênh đào Hồ Washington kết nối Vịnh Puget với Hồ Washington. Nó hợp thành bốn phần: Hồ Union, Vịnh Salmon, Vịnh Portage, và Vịnh Union.

Vì nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Seattle là nơi thường xuyên xảy ra động đất. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2001, một cơn động đất 6,8 độ Richter đã tàn phá thành phố, đặc biệt là ở khu vực Quảng trường Pioneer (được xây dựng trên đất khai hoang, là Khu công nghiệp và một phần trung tâm thành phố), nhưng không gây tử vong.[44] Một số địa chấn có thể kể đến vào ngày 26 tháng 1 năm 1700 (ước tính khoảng 9 độ richter), ngày 14 tháng 12 năm 1872 (7.3 hoặc 7.4 độ),[45] ngày 13 tháng 4 năm 1949 (7.1),[46] and ngày 29 tháng 4 năm 1965 (6.5).[47] Cơn địa chấn vào năm 1949 đã gây ra 8 ca tử vong, tất cả đều sống ở Seattle;[46] còn cơn địa chấn năm 1965 đã làm ba người thiệt mạng ở Seattle, trong đó có một vụ là do lên cơn đau tim.[47] Mặc dù rãnh đứt gãy Seattle nằm về phía nam trung tâm thành phố, không phải nó[48] cũng không phải hút chìm Cascadia đã gây nên trận động đất lúc thành phố được thành lập. Khu vực hút chìm Cascadia đặt ra mối đe dọa vì nó có thể gây nên một trận động đất 9 độ richter hoặc cao hơn, có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng thành phố và khiến nhiều tòa nhà sụp đổ, đặc biệt là trong khu vực được xây trên nền đất yếu.[49]

Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, Seattle có tổng diện tích là 142,5 dặm vuông Anh (369 km2), 83,9 dặm vuông Anh (217 km2) ở đất liền và 58,7 dặm vuông Anh (152 km2) là nước (chiếm 41% tổng diện tích thành phố).

Khu vực lân cận

Khí hậu

Seattle là nơi có mưa nhiều làm thành phố luôn xanh tươi, vì vậy Seattle được gọi là "The Emerald City". Thành phố thường được mô tả là có khí hậu Ôn đới Hải dương hoặc là khí hậu Bờ biển tây Marine, một loại khí hậu đặc trưng của bờ biển phía Tây của châu lục. Ở Seattle, mùa đông thì ẩm ướt còn mùa hạ thì ấm áp. Theo hệ thống Phân loại khí hậu Köppen thì giống như các thành phố khác ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Seattle nằm trong khu vực cận nhiệt đới có mùa hè khô và tương đối mát mẻ.[50] Một số các hệ thống phân loại khí hậu khác như Trewartha chỉ phân loại Seattle là thuộc khí hậu Ôn đới.

Nhiệt độ ít khi xuống 0 độ C vào mùa đông nên ít khi có tuyết. Lượng tuyết rơi trung bình hằng năm là 33 cm (được đo bởi Sân bay Sea-Tac). Mưa nhiều nhất là vào tháng 1 đến tháng năm và từ tháng mười đến tháng mười hai. Mưa không lớn nhưng đa số là mưa phùn, nhỏ và kéo dài. Trong một tuần mưa có thể liên tục bảy ngày, một năm chỉ được khoảng 60-70 ngày nắng. Bão ít khi xảy ra ở Seattle. Thời gian khô ráo nhất trong năm là từ tháng 6 đến tháng 8.

Cũng giống như các thành phố nằm trên cùng vĩ tuyến cao phía Bắc, ngày mùa hè ở Seattle kéo dài (mặt trời chiếu sáng suốt 16 giờ vào ngày 21/6), ngược lại, ngày mùa đông lại ngắn và ảm đạm (mặt trời chỉ chiếu 8,5 giờ ngày 21/12).

Tám mươi dặm (130 km) về phía Tây là Rừng già Hoh ở Công viên Quốc gia Olympic. Nó nằm trên các sườn tây của dãy núi Olympic nhận được một lượng mưa hàng năm trung bình là 3.610 mm và thủ phủ của tiểu bang, Olympia có lượng mưa hàng năm là 1320 mm. Khí hậu vào giữa tháng Bảy đến giữa tháng Chín thường nắng và khô ráo hơn. Trong khoảng thời gian này, Seattle thường sẽ có mười, hai mươi, hoặc ba mươi ngày không có hạt mưa nào.[51] Trung bình có 20 mm mưa rơi vào tháng bảy và 25 mm trong tháng Tám. Khí hậu vào mùa hè khô hơn đáng kể và có độ ẩm thấp hơn so với ở những vùng có khí hậu lục địa ẩm. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó, thường là khi nhiệt độ đạt trên 26,7 độ C. Chính vì vậy, Seattle thỉnh thoảng có các cơn dông vào mùa hè.[52]

Dữ liệu khí hậu của Seattle (Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma) 1981−2010
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °F (°C)64
(18)
70
(21)
79
(26)
84
(29)
93
(34)
97
(36)
102
(39)
99
(37)
99
(37)
90
(32)
73
(23)
64
(18)
102
(39)
Trung bình cao °F (°C)47,1
(8.4)
49,8
(9.9)
53,8
(12.1)
58,5
(14.7)
64,8
(18.2)
70,0
(21.1)
75,7
(24.3)
76,3
(24.6)
70,5
(21.4)
59,7
(15.4)
50,9
(10.5)
45,7
(7.6)
60.3
(15,7)
Trung bình thấp, °F (°C)36,9
(2.7)
36,9
(2.7)
39,4
(4.1)
42,3
(5.7)
47,3
(8.5)
52,0
(11.1)
55,6
(13.1)
55,9
(13.3)
52,2
(11.2)
45,9
(7.7)
39,9
(4.4)
35,6
(2.0)
45.0
(7,2)
Thấp kỉ lục, °F (°C)0
(−18)
1
(−17)
10
(−12)
28
(−2)
28
(−2)
37
(3)
43
(6)
45
(7)
36
(2)
28
(−2)
7
(−14)
7
(−14)
0
(−18)
Giáng thủy inch (mm)5.571
(141.5)
3.5
(88.9)
3.72
(94.5)
2.709
(68.8)
1.941
(49.3)
1.571
(39.9)
0.701
(17.8)
0.882
(22.4)
1.5
(38.1)
3.48
(88.4)
6.571
(166.9)
5.35
(135.9)
37,496
(952,4)
Lượng tuyết rơi inch (cm)1.42
(3.6)
1.69
(4.3)
0.79
(2.0)
0
(0.0)
0
(0.0)
0
(0.0)
0
(0.0)
0
(0.0)
0
(0.0)
0
(0.0)
1.18
(3.0)
1.69
(4.3)
6,77
(17,2)
độ ẩm78.075.273.671.468.967.165.468.273.278.679.880.173,3
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.01 in)18.214.716.914.312.09.15.04.87.913.118.417.6152,0
Số ngày tuyết rơi TB (≥ 0.1 in)1.30.90.50.00.00.00.00.00.00.00.31.64,6
Số giờ nắng trung bình hàng tháng69.8108.8178.4207.3253.7268.4312.0281.4221.7142.672.752.92.169,7
Tỷ lệ khả chiếu25384851545665645942262049
Nguồn: NOAA (độ ẩm, nắng 1961−1990)[53][54][55]